Currently Empty: 0.00₫
Manual test
Performance Testing là gì?

Performance Testing là gì? Hiểu đúng để tránh mất doanh thu triệu đô!
Điều gì sẽ xảy ra nếu bạn không đánh giá được hiện trạng và các vấn đề trong hệ thống của doanh nghiệp mình? Có thể bạn sẽ bỏ lỡ doanh thu hàng triệu đô chỉ vì sự cố hiệu năng trong một thương vụ lớn.
Bạn đã từng nghe rất nhiều về Kiểm thử hiệu năng (Performance Testing), nhưng liệu bạn đã hiểu đúng và đủ về nó chưa?
Performance Testing là gì?
Performance Testing là quá trình kiểm tra hệ thống để đánh giá khả năng hoạt động của sản phẩm (phần mềm, hệ thống) trong các điều kiện môi trường khác nhau. Với kinh nghiệm và phương pháp phân tích đơn giản, bạn chỉ cần nhớ một số mục tiêu cốt lõi sau:
Mục tiêu của kiểm thử hiệu năng
Đánh giá hiệu suất: Đo thời gian phản hồi, độ trễ và mức đáp ứng của hệ thống, đảm bảo rằng hệ thống đáp ứng nhanh chóng và đáng tin cậy trong việc xử lý yêu cầu từ người dùng.
Xác định sức chứa (Capacity Planning): Biết hệ thống có thể chịu được bao nhiêu người dùng đồng thời, giúp ngăn ngừa các vấn đề về quá tải và lựa chọn phương án mở rộng hệ thống khi cần thiết.
Tìm và sửa lỗi hiệu năng: Xác định bottleneck, tối ưu mã nguồn và cấu hình hệ thống, và các yếu tố khác để tăng cường hiệu năng.
Đánh giá tải đỉnh: Kiểm tra hệ thống trong điều kiện tải cực cao, xác định điểm giới hạn của hệ thống và xem nó có vẫn hoạt động ổn định hay không, khả năng khôi phục sau khi có sự cố
Đánh giá sự ổn định: Đánh giá hiệu năng khi hệ thống chạy liên tục, đảm bảo rằng hệ thống không bị suy giảm hiệu năng sau một thời gian dài chạy
Đánh giá hành vi hệ thống trong thời gian dài: Kiểm tra độ bền khi xử lý tải trong thời gian dài, xác định sự ổn định và hiệu suất của nó trong điều kiện tải liên tục.
Lợi ích của Performance Testing
Đảm bảo hiệu năng của hệ thống: Kiểm thử hiệu năng giúp đảm bảo rằng hệ thống có thể hoạt động hiệu quả và đáp ứng được số lượng người dùng và tải lớn.
Phát hiện các vấn đề trước khi sản phẩm được phát hành: Performance Testing giúp phát hiện lỗi và vấn đề trong hệ thống trước khi triển khai, giảm thiểu rủi ro và chi phí sửa chữa sau này.
Tối ưu hóa hiệu suất: Giúp điều chỉnh thông số cấu hình và tùy chọn mở rộng hệ thống để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng của doanh nghiệp.
Đáp ứng yêu cầu của người dùng: Đảm bảo hệ thống có thể đáp ứng được yêu cầu về tốc độ và khả năng chịu tải.
Nâng cao trải nghiệm người dùng: Cải thiện trải nghiệm người dùng bằng cách đảm bảo hệ thống hoạt động nhanh chóng và không bị gián đoạn.
Đảm bảo tính tin cậy và độ tin cậy của hệ thống: Performance Testing cung cấp thông tin về khả năng chịu tải và khả năng mở rộng của hệ thống.
Tăng cường độ tin cậy của doanh nghiệp: Đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Các công cụ phổ biến để kiểm thử hiệu năng
Apache JMeter: Công cụ mã nguồn mở được dùng rộng rãi.
LoadRunner, Gatling, Locust, BlazeMeter
K6 by Grafana: Công cụ hiện đại, tích hợp báo cáo trực quan.
👉 Hẹn gặp bạn ở bài tiếp theo: “Các loại hình kiểm thử hiệu năng”