Currently Empty: 0.00₫
Performance Test
Các loại hình Spike Test trong kiểm thử hiệu năng

Spike Test là một kỹ thuật kiểm thử hiệu năng quan trọng, được dùng để mô phỏng các đợt tăng đột biến lượng truy cập vào hệ thống trong khoảng thời gian cực ngắn. Mục tiêu là đánh giá hệ thống có đủ khả năng chịu tải sốc, hồi phục nhanh, và phản ứng chính xác trong các tình huống cao điểm như flash sale, bán vé online, livestream, hay các chiến dịch marketing khổng lồ.
Tuy nhiên, Spike Test không chỉ có một kiểu “tăng sốc” rồi giảm. Trong thực tế triển khai, có nhiều biến thể khác nhau tùy theo đặc trưng sản phẩm và hành vi người dùng. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết 03 loại Spike Test phổ biến nhất, kèm hướng dẫn cấu hình trên JMeter với Ultimate Thread Group.
Mục đích của kiểm thử Spike
Khi thực hiện Spike Test, bạn cần tập trung vào các mục tiêu kiểm thử sau:
- Đo thời gian phản hồi (response time) ở từng giai đoạn tăng tải.
- Đánh giá khả năng chịu tải đột biến và độ bền vững của hệ thống.
- Theo dõi tỷ lệ lỗi xảy ra trong các giao dịch (HTTP errors 500, 504, timeout…).
- Xác định thời gian/khả năng phục hồi khi ứng dụng bị quá tải/sập.
- Phân tích nút thắt (bottlenecks) ở backend, database, network hoặc resource.
- Giám sát CPU, RAM, Disk I/O để xác minh hiệu năng có vượt ngưỡng cho phép hay không.
Các loại hình Spike Test phổ biến
1. Constant Spike Test – Tải sốc cố định
Mô tả: Một lượng tải lớn được áp dụng đột ngột, giữ trong thời gian ngắn, rồi giảm về 0. Mỗi lần spike có cùng cường độ và thời lượng.
Trường hợp sử dụng:
- Flash sale cố định giờ.
- Bán vé online khởi động cùng lúc.
- Người dùng đồng loạt truy cập hệ thống đúng một thời điểm.
2. Step-up Spike Test – Tải sốc tăng dần
Mô tả: Tải không tăng ngay lập tức, mà tăng theo từng “bậc” trong thời gian ngắn. Mỗi bậc có thời gian giữ tải ngắn rồi tiếp tục tăng lên bậc kế tiếp.
Trường hợp sử dụng:
- Chiến dịch tăng dần độ phủ truyền thông.
- Chạy thử nghiệm tăng tải có kiểm soát.
- Kiểm tra phản ứng hệ thống ở nhiều mức tăng khác nhau.
3. Random Spike Test – Tải sốc ngẫu nhiên
Mô tả: Các đợt spike xảy ra bất chợt, không theo quy luật, mô phỏng hành vi người dùng không ổn định. Đây là kiểu test giúp phát hiện lỗi ẩn sâu mà những kịch bản có kế hoạch không lường trước được.
Trường hợp sử dụng:
- Ứng dụng social media, streaming.
- Game server có biến động bất thường.
- Hệ thống dễ bị “viral” bất ngờ (thời sự, showbiz…).
Kinh nghiệm thực chiến:
- Giữ Startup Time ngắn để tạo hiệu ứng “đột biến” rõ rệt
- Kết hợp nhiều hàng cấu hình để mô phỏng spike theo kiểu Step-up hoặc Random
- Luôn bật log + giám sát hệ thống phía server để phát hiện lỗi nội bộ
- Luôn luôn khởi động với một mức tải trung bình, duy trì một thời gian ngắn trước khi tăng tải đột ngột.
- Luôn luôn bám sát thực tế của sản phẩm/nghiệp vụ nhằm xác định kịch bản kiểm thử phù hợp và chuẩn xác nhất.
Tổng kết
Mỗi loại Spike Test đều có vai trò riêng trong việc đánh giá khả năng phản ứng, chịu đựng và phục hồi của hệ thống khi rơi vào tình trạng quá tải đột ngột. Đừng đợi đến khi sản phẩm “quay đều như chong chóng” trong giờ cao điểm mới bắt đầu lo đến kiểm thử hiệu năng. Hãy chủ động chuẩn bị bằng những kịch bản Spike Test được xây dựng và giám sát bài bản.